Cách chỉnh Âm Ly hoàn hảo …

Trong mỗi dàn âm thanh ở nhà chúng ta, hay tại quán cafe, nhà hàng,… đều phải sử dụng chiếc ampli, nhưng thông thường mọi người đều không biết công dụng của từng nút và cách chỉnh nó ra sao, để bao nhiêu là hay. Vậy nên hôm nay đáp ứng nhu cầu của mọi người ,DigiCity xin đưa ra bài viết hướng dẫn các bạn cách sử dụng ampli và đưa ra cho bạn các mẹo chỉnh ampli sao cho hay nhất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất amplifier khác nhau trên thế giới. Nhưng về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của amplifier thì hầu như tất cả các hãng sản xuất đều tuân theo một cơ chế chuẩn. Ampli có thể hoạt động ở các chế độ khác nhau như Class A, AB, B, D… tùy theo từng bản thiết kế mạch.
Ampli có nhiều loại, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tùy theo chức năng của từng loại mà người ta đặt tên theo đó cho dễ nhớ. Hiện tại có 5 dạng phổ biến:

* Pre-ampli: Ampli tiền khuếch đại có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu nhỏ từ nguồn phát (đầu CD, đầu đĩa than, DAC…) lên mức tín hiệu cao hơn vào ampli công suất.
* Power ampli: Ampli công suất có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu ở mức vừa từ ampli lên mức tín hiệu lớn ra loa.
* Integrated ampli: Ampli tích hợp có kết cấu khối tiền khuyếch đại và khối khuyếch đại công suất chung một vỏ máy với nhau.
* Dual mono ampli: Một dạng ampli tích hợp có kết cấu đối xứng cho hai kênh L & R độc lập riêng biệt (từ phần nguồn cho tới phần khuyếch đại).
* Monoblock ampli: Thiết kế khối tách biệt từng ampli cho mỗi kênh trái phải.

Cách căn chỉnh Ampli – Mẹo căn chỉnh Ampli hay:
BƯỚC 1: Để amply của bạn ở trạng thái OFF. Cắm Micro
BƯỚC 2: Chỉnh tất cả về vị trí 12h. Riêng nút Volume của Mic và Music để ở mức 0.
BƯỚC 3: Chỉnh Micro:
+ Nút VOL: Âm lượng của mic. Từ từ tăng đến mức tiếng mic nghe rõ ràng.
+ Nút LO: Âm trầm của tiếng hát. Tăng quá nhiều mic sẽ bị ù.
Mẹọ: Nói số 4 và 7 là để thử âm trầm, khi nói không bị ù và bập bùng.

+ Nút HI: Âm cao của tiếng hát. Tăng quá nhiều sẽ xuất hiện tiếng rít.
Mẹo: Nói số 6 và 9 là để thử âm cao, khi nói không bị xé tiếng

+ Nút MID: âm trung của tiếng hát. Càng tăng cao tiếng hát càng rõ ràng, càng thô.
Mẹo: Nói số 2 thể hiện được rõ ràng, cũng không bị quá nhức.

+ Nút ECHO là âm lượng vang của tiếng hát. Mẹo: Ta để 12h
Dải tần được ghi rõ dưới mỗi cần gạt:
63Hz-250Hz: Tần số thấp của mic, tăng giảm âm trầm của giọng hát
500Hz-2kHz: Tần số trung, tăng giảm độ chi tiết âm trung của giọng hát
4kHz- 16kHz: Tần số cao, tăng giảm âm cao của giọng hát.
Mẹo: Nếu mic bị rú và rít, hạ cần gạt thứ 8 (8kHz) và thứ 9 (16kHz) xuống sẽ không còn nữa. Muốn giọng hát sạch thì giảm cần số 5 (1kHz) là một lựa chọn tốt. Giọng hát cũng sẽ dầy hơn, ấm hơn khi tăng cần số 1 (63Hz) và số 2 (125Hz)
BƯỚC 4: Chỉnh Echo tổng của Mic. Echo là độ vang của tiếng hát.
+ Nút VOL: âm lượng vang nhại của tiếng hát. Không nên để qua thấp dưới 10h, hát sẽ bị mệt
+ Nút LO: độ vang nhại của âm trầm của Mic
+ Nút HI: độ vang nhại âm cao của Mic
+ Nút RPT: độ dài của vang.
Mẹo: Để từ 11h-12h
+ Nút DLY: là độ nhanh chậm của vang.
Mẹo: Để từ 12h-1h. Khi nào âm vọng lại 4-5 lần là vừa đủ.

BƯỚC 5: Chỉnh Music ( Nhạc ).
+ Nút VOL: Âm lượng của nhạc, điều chỉnh tùy theo từng người, từng phòng. Âm lượng nhạc không nên quá lớn sẽ át tiếng của Mic.
Mẹo: Âm lượng của nhạc nên bé hơn âm lượng của mic, hát tránh bị mệt.
+ Nút LO: Âm trầm (bass) của nhac.
Mẹo: Nên để ở mức 10h-1h tùy loại nhạc. Quá cao sẽ bị ù
+ Nút Hi: Âm cao (treble) của nhạc.
Mẹo: Nên để ở mức 10h-12h. Quá cao nhạc sẽ bị vỡ, xé, thậm chí cháy loa treble của loa.
+ Nút MID: Âm trung.
Mẹo: Nên để ở mức 10h-12h. Quá cao sẽ át tiếng Micro

BƯỚC 6: Chỉnh Master ( Tổng )
+ Chỉnh VOL của master là âm tổng của cả nhạc và mic.
Mẹo: Một số người quen sử dụng sẽ kết hợp tốt âm lượng của mic, music và master. Còn nếu chưa quen, khi đã thấy âm lượng của Mic và Nhạc hòa hợp, VOL của Master nên giữ cân bằng ở mức 11h – 12h.
+ LO, MID, HI là âm trầm, trung, cao tổng của cả nhạc và mic.
Mẹo: Sau khi đã chỉnh các bước trên, cũng nên giữ ở mức 11h – 12h.

Gọi điện thoại
02903822553
Chat Zalo